Ngày 17 Tháng 10
Thánh Isidoro GAGELIN KÍNH
Linh mục Thừa sai Paris
(1799 - 1833)


Mục Tử Nhân Lành

“Chúng tôi từ bỏ gia đ́nh, quê hương và tất cả lợi lộc trần thế, để chỉ truyền giảng tin mừng”.

Từ chối chức quan do chính vua Minh Mạng trao ban, cha Gagelin Kính chứng tỏ ḿnh chỉ mong thi hành sứ mệnh linh mục cao quư “loan báo tin mừng cho muôn dân” (Mc 13:10). Ḷng nhiệt thành mục tử thúc bách ngài không ngừng đi khắp nơi để ban phát các bí tích. Chính v́ yêu thương giáo hữu, ước mong họ được b́nh an, cha đă tự nguyện hiến ḿnh và đoàn chiên (Ga 15:13). Ngài thực là gương mẫu sáng ngời cho các thế hệ.

Túp Lều Việt Nam Hơn Hoàng Cung Nước Pháp

Isidoro Gagelin Kính, sinh ngày 10.5.1799, tại Montperreux, giáo phận Besancon, nước Pháp. Cậu Gagelin có ư hướng theo ơn thiên triệu ngay từ nhỏ, và từng tâm nguyện “tôi muốn làm linh mục”. Lớn lên, sau bốn năm học đại chủng viện giáo phận, năm 1819, thầy gia nhập hội Thừa sai Paris. Tháng 9.1821, Đức cha Labartette B́nh, giám mục địa phận Đàng Trong, truyền chức linh mục cho thầy Gagelin Kính, khi mới 22 tuổi.

Thời ấy, vua Minh Mạng mới lên ngôi, bầu khí tự do tín ngưỡng do vua cha (Gia Long) để lại chưa phai nhạt. Linh mục Gagelin Kính vừa nhận chức giáo sư chủng viện An Ninh, Quảng Trị, vừa thi hành công tác mục vụ tại các vùng lân cận. Cha đă tâm sự với quê nhà năm 1923: “Những thiếu thốn, những cực nhọc đủ thứ đến với chúng tôi, nhưng tôi dám khẳng định rằng: tôi được hạnh phúc trong túp lều tranh của tôi hơn vua nước Pháp ở trong hoàng cung của ngài”.

Dần dần vua Minh Mạng áp dụng chính sách bách hại đạo ngày càng mănh liệt hơn. Bề trên Thomassin đă phải di tản chủng viện An Ninh, và cử cha Kính vào Sàig̣n, là khu vực Tả quân Lê văn Duyệt không áp dụng đường lối bài Công giáo. Cha thường thực hiện sứ vụ tông đồ nơi các họ đạo vùng Sàig̣n, Bà Rịa, và đào tạo chủng sinh tại Lái Thiêu.

Ngôn Sứ Tin Mừng

Năm 1827 cha Kính được vua Minh Mạng triệu về kinh cùng với các giáo sĩ Tây phương khác. Vua lấy cớ cần người dịch sách và làm thông ngôn cho triều đ́nh, nhưng với hậu ư cản ngăn việc truyền giáo.

Nhận được lệnh triệu lần thứ ba, cha Kính mới lên đường về kinh đô. Tại đây, cha gặp hai thừa sai khác là cha Tabert Từ cũng thuộc hội Thừa sai Paris và cha Odorico Phương ḍng Phanxicô, đă tŕnh diện nhà vua trước ngài.

Để trấn an hoặc để có thể che giấu ác ư nhà vua đề nghị ban chức quan cho các cha, nhưng các cha từ chối. Cha Kính bày tỏ lập trường trong thư gửi về Pháp:

“Tôi nói dứt khoát với ông quan do vua sai đến ban ân huệ cho chúng tôi. Tôi cho ông biết rơ mục đích chúng tôi sang đây làm ǵ, và chức linh mục cao trọng hơn chức quan dường nào. Tôi cũng nói rơ chúng tôi đă từ bỏ gia đ́nh quê hương và tất cả những lợi lộc trần gian để chỉ truyền giảng Tin mừng, th́ không dễ ǵ chúng tôi từ bỏ nhiệm vụ này. Tuy nhiên, những công việc nào có thể dung ḥa với nhiệm vụ của chúng tôi, th́ chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ nhà vua”.

Tả quân Lê văn Duyệt, người đă tống đạt lệnh vua và khuyên ba giáo sĩ Tây phương về kinh đô, khi nhận thấy các ngài bị giam lỏng, chính ông đă về triều đ́nh vào tháng 8.1827, để thuyết phục vua Minh Mạng giữ lời hứa. Tuy không muốn, nhà vua buộc ḷng phải trả tự do cho ba linh mục.

Ngày 1.6.1828, cha Kính lên đường trở về Đồng Nai, rồi đi thăm viếng các họ đạo tại miền Nam. Từ Đồng Nai, Vũng Tàu đến miền Lục Tĩnh, Hà Tiên. Ngài vừa lo hướng dẫn chăm sóc dân Chúa, vừa truyền giảng Tin mừng cho dân tộc Chàm ở B́nh Thuận, và dân Campuchia ở Bắc Hà Tiên. Nhưng các sắc dân này tin theo đạo rất ít. Năm 1829 ngài trở về chủng viện Lái Thiêu, được Đức cha Tabert Từ bổ nhiệm làm bề trên địa phận và cử ra hoạt động ở miền Trung.

Hiến Ḿnh v́ Đoàn Chiên

Cha bề trên Kính bắt đầu hoạt động mục vụ tại tỉnh Phú Yên, rồi tới B́nh Định, Quảng Ngăi (1830). Cha đi bộ từ họ này sang họ khác, dầu xa hay gần, lớn hay nhỏ để giảng dạy, dâng lễ, giải tội và ban phép Thêm sức cho các giáo hữu. Tất cả những ai quen biết cha, và làm chứng trong cuộc điều tra phong thánh, đều đồng thanh khen ngợi đức hiền từ, ḷng đạo đức, tinh thần khó nghèo khổ hạnh và chính trực trong đời sống của Ngài.

Ngày 6.1.1833, vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm đạo gắt gao. Nhiều thân hữu khuyên cha nên tạm hồi hương một thời gian, cha thẳng thắn trả lời: “Một công dân có nhiệm vụ thi hành nghĩa vụ quân sự, huống chi tôi được trao chức vụ lănh đạo, sao có thể thoái thác trách nhiệm của ḿnh được”. Thế là dù thời buổi khó khăn, cha vẫn tiếp tục hăng say trong sứ mệnh, thăm hỏi an ủi giáo dân, giảng đạo và rửa tội nhiều người Thượng ở B́nh Định. Được một vị quan thân hữu mật báo sẽ có cuộc truy bắt các linh mục Tây phương, cha lẩn tránh ít lâu. Nhưng khi thấy nhiều giáo hữu bị bắt bớ, đau ḷng trước cảnh đàn chiên tan tác, cha liền viết thơ xin phép Đức giám mục cho ngài ra nộp ḿnh, hy vọng nhờ đó giáo hữu khỏi bị bách hại. Đức cha Từ chấp thuận. Thế là ngài đến tŕnh diện với quan tri huyện Bồng Sơn (B́nh Định) vào tháng 5.1833, sau đó cha bị giải về kinh đô.

Tôi Muốn Thành Tro Bụi Để Kết Hợp Với Đức Kitô

Đến Huế ngày 23.8.1833, cha bị giam ở tuần phủ với cha Jaccard Phan, cũng thuộc hội Thừa sai Paris và cha Odorico Phương ḍng Phanxicô, bị bắt ở Cái Nhum. Cha Phương qua đời năm 1834 sau sáu tháng lưu đầy ở khu đèo Lao Bảo, ranh giới Ai Lao.

Suốt bảy tuần lễ bị giam cầm, cha bề trên Kính không bị thẩm vấn lần nào. Vua Minh Mạng đă quá rơ, không thể lay chuyển đức tin can trường của cha.

Kể từ ngày 12.10, quân lính xiềng xích chân tay cha, canh gác nghiêm ngặt hơn, và cấm không cho giao tiếp với người khác. Linh mục Jaccard Phan, nhờ có liên hệ với triều đ́nh, báo tin cho cha biết ngày hành quyết sắp đến. Cha Kính liền gửi thư phúc đáp, bày tỏ niềm hân hoan vô tả khi được đổ máu làm chứng cho Chúa. Ngài cũng nhờ cha Phan thông báo cho Đức giám mục, cho các bề trên hội Thừa sai và gia đ́nh. Cha viết tiếp: “Tôi từ giă cơi đời không hề thương tiếc sự ǵ, chỉ nh́n lên Chúa Giêsu chịu đóng đinh, đủ an ủi tôi về mọi điều đau khổ và cả cái chết nữa. Tất cả ước vọng của tôi là sớm thoát khỏi thân xác tội lỗi này, để kết hiệp cùng Chúa Giêsu trong nơi vĩnh phúc. Tôi muốn thành tro bụi để kết hiệp với Chúa Giêsu”.

Vua Minh Mạng giữ bí mật bản án đến phút chót. Sáng sớm ngày 17.10.1833, một đội lính đến ngục thất áp giải cha Kính, họ c̣n nói rằng cha được dời sang ngục khác. Cha hiểu ngay giờ sau hết đă điểm, cha hỏi: “Có phải các ông đưa tôi đi xử tử không?”. Họ đáp: “Thưa phải”. Thế là ngài vui vẻ mau mắn cùng đoàn hành quyết lên đường. Đến đầu cầu ngăn cách kinh thành với khu ngoại ô Băi Dâu, bốn người lính đỡ bốn góc chiếc gông nặng nề đè trên cổ vị mục tử. Các lính khác vơ trang gươm giáo đi hai bên, hai quan lớn cỡi ngựa đi sau, dân chúng đi xem rất đông. Một người lính giơ cao tấm thẻ ghi bản án. Cứ đi khoảng một trăm bước, người lính đó dừng lại, đánh mấy tiếng cồng, rồi đọc bản án như sau:

“Dương nhân Hoài Hóa mang tội truyền giảng đạo Gia-tô tại nhiều tỉnh nước ta. Nên phải xử giảo”. (Hoài Hóa là chữ Hán do các quan dịch tên cha Gagelin).

Đến pháp trường, vị linh mục b́nh tĩnh quỳ xuống cầu nguyện, mặc cho quân lính thi hành nhiệm vụ. Họ trói ngài vào chiếc cọc giữa, lấy giây ṿng quanh cổ, rồi cuốn hai đầu giây vào hai cọc hai bên. Hiệu lệnh thứ hai, họ kéo thật mạnh, trong khoảnh khắc, vị chứng nhân Chúa Kitô trút hơi thở cuối cùng.

Một học tṛ cũ của cha Odorico, và một thầy giảng của cha Phan xin phép nhận thi hài thánh tử đạo đem an táng tại một tư gia ở Phủ Cam. V́ nghi ngờ môn đệ Chúa Kitô sẽ sống lại sau ba ngày, vua Minh Mạng truyền khai quật mồ vị tử đạo, khám nghiệm kỹ lưỡng. rồi mới yên ḷng cho chôn lại. Thế mà vẫn phân vân, vua truyền cho dân làng Phủ Cam trông canh giữ mồ, nếu vị tử đạo sống lại, hay người ta lấy mất thi hài, họ sẽ phải đền mạng. Trong các thư của cha Phan và Đức cha De la Mothe Hậu có ghi chép sự việc hy hữu trên.

Năm 1946, thi hài thánh tử đạo Gagelin Kính được đưa về chủng viện hội Thừa sai Paris.

Ngày 27.5.1900 Đức Giáo Hoàng Lêo XIII đă suy tôn ngài lên bậc Chân Phước.